Chúng ta có thể bắt gặp bệnh lý tăng huyết áp ở nhiều lứa tuổi khác nhau nhưng theo thống kê thì phổ biến nhất là ở người lớn tuổi. Các chuyên gia ví bệnh này chính là sát thủ thầm lặng, nguy cơ đe dọa đến sức khỏe, tính mạng của người cao tuổi hàng ngày. Trên những đối tượng này bệnh có xu hướng diễn biến với những triệu chứng nghiêm trọng hơn ở người trẻ. Bởi vậy mà chính bản thân họ và những người thân trong gia đình cần nắm rõ các biểu hiện, phòng bệnh và cách hạ huyết áp cho người lớn tuổi. Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ đề cập rõ hơn về vấn đề này:
Mục lục:
Tăng huyết áp ở người lớn tuổi và những điều bạn cần biết
Trước khi đi tìm hiểu về cách hạ huyết áp cho người lớn tuổi thì quý bạn đọc cần biết được về bệnh lý tăng huyết áp, những nguyên nhân gây bệnh và biến chứng có thể gặp của nó.
Tăng huyết áp là gì
Máu trong cơ thể được luân chuyển đến khắp các cơ quan thông qua hệ thông mạch máu. Khi máu tuần hòa sẽ tác động một áp lực lên thành mạch, con người có thể đo được và đó là chỉ số huyết áp. Hai yếu tố có thể làm ảnh hưởng đến huyết áp chính là sự co bóp của cơ tim cùng sức cản của động mạch.
Thông qua việc thăm khám và đo huyết áp bác sĩ sẽ đánh giá được chỉ số huyết áp của một người có bình thường hay không. Theo Hiệp hội Tim mạch học Quốc gia, tăng huyết áp được hiểu là chỉ số huyết áp đo được đúng cách lớn hơn hoặc bằng 140/90 mmHg. Trong đó chỉ số của người bình thường chỉ giống hạn huyết áp tâm thu là từ 90-140 và huyết áp tâm trương là từ 60-90. Tăng huyết áp có thể chỉ là tăng đơn thuần huyết áp tâm thu hoặc huyết áp tâm trương, hoặc tăng cả hai.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng:
- Chỉ số huyết áp ban ngày luôn lớn hơn ban đêm.
- Thời điểm huyết áp cao nhất là từ khoảng 8-10 giờ sáng. Bởi vậy mà bác sĩ thường kê đơn thuốc huyết áp uống lúc 7-8h sáng để giúp kiểm soát huyết áp tốt hơn.
- Huyết áp sẽ tăng nếu bạn vận động nhiều, làm việc mệt mỏi, gắng sức, khi căng thẳng hoặc khi xúc động.

Nguyên nhân gây tăng huyết áp ở người lớn tuổi
Theo như các chuyên gia sức khỏe thì bệnh tăng huyết áp có tỷ lệ tăng dần theo tuổi tác. Kể cả ở những người trung niên trên 50 tuổi trước đó có huyết áp khỏe mạnh thì có đến 90% khả năng bị tăng huyết áp trong quãng đời còn lại của họ. Rất nhiều người bị tăng huyết áp không có triệu chứng, cho đến một ngày bình thường họ kiểm tra sức khỏe và phát hiện bệnh lý của mình. Nhưng chung quy lại thì tỷ lệ người lớn tuổi mắc tăng huyết áp nhiều hơn so với các lứa tuổi khác là do nhiều nguyên nhân. Có thể kể đến như:
- Yếu tố gia đình: Nếu trong gia đình có bố mẹ hay anh chị em ruột bị tăng huyết áp thì nguy cơ mắc bệnh của bạn không nhỏ.
- Giới tính: Tỷ lệ nam giới bị tăng huyết áp cao hơn so với nữ.
- Sau 35 tuổi thì tỷ lệ mắc bệnh lớn hơn so với người trẻ.
- Béo phì: Là tình trạng khá thường gặp ở những người lớn tuổi do rối loạn chuyển hóa nhiều cơ quan gây tăng nguy cơ bị tăng huyết áp. Và đây cũng là yếu tố khiến bệnh càng trở nên trầm trọng và nguy cơ biến chứng nặng nhiều hơn.
- Tiểu đường: Cũng là một trong những nguyên nhân góp phần gia tăng tỷ lệ tăng huyết áp ở người lớn tuổi.
- Bia, rượu, thuốc lá… là những chất độc hại làm tăng khả năng mắc tăng huyết áp ở người lớn tuổi.
- Lối sống ít vận động: Khiến cho cơ thể dễ tăng cân, rối loạn chuyển hóa và hậu quả là gây tăng huyết áp.
Những biến chứng nguy hiểm do tăng huyết áp ở người lớn tuổi nếu không được điều trị
Tại sao phải biết Cách hạ huyết áp cho người lớn tuổi? Đó là do tăng huyết áp ở người lớn tuổi sẽ nặng nề hơn so với người trẻ vì những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Nếu tìm hiểu bạn có thể biết những biến chứng đó là:
Suy tim: Khi huyết áp tăng cao, áp lực dòng máu lớn sẽ khiến cho tim của bạn phải tăng cường hoạt động nhiều hơn để có thể co bóp đẩy máu liên tục đến các cơ quan. Giống như con người nếu phải lao động nặng nhọc trong một thời gian dài chúng ta sẽ bị mệt mỏi, suy kiệt thì tim cũng vậy. Nếu không kiểm soát tốt chỉ số huyết áp sẽ dẫn tới tình trạng suy tim sớm muộn mà thôi.
Rối loạn chức năng nội mô ở người cao tuổi. Khi đó sẽ xuất hiện các bệnh lý về rối loạn nhận thức, Alzheimer, suy tuần hoàn ở các mô và cơ quan khác.
Suy giảm thị lực, tổn thương võng mạc, nặng hơn có thể là mù lòa.
Biến chứng nặng như thiếu máu não, xuất huyết não, đột quỵ.
Nhất là trong các trường hợp tăng huyết áp đột ngột cần phải biết cách sơ cứu và hạ huyết áp cho người lớn tuổi đến tránh những nguy hiểm đến tính mạng.

Hạ huyết áp cho người lớn tuổi bằng thuốc
Cách hạ huyết áp cho người lớn tuổi đầu tiên phải nghĩ đến đó là sử dụng thuốc. Khuyến cáo của các chuyên gia đưa ra cho tất cả các trường hợp tăng huyết áp bệnh lý đó là phải sử dụng thuốc huyết áp thường xuyên, hàng ngày theo kê đơn và chỉ định của bác sĩ điều trị. Theo đó khi người nhà của bạn có tiền sử bị tăng huyết áp đang dùng thuốc mà có cơn tăng huyết áp thì hãy cho họ dùng ngay thuốc đó. Để làm được như vậy thì người nhà cần nắm rõ các loại thuốc của người bệnh phòng trường hợp khi cần thiết. Hãy luôn luôn nhắc nhở người thân, nhất là người lớn tuổi thường hay quên việc uống thuốc không bao giờ được bỏ thuốc.
Tùy từng người bệnh với tình trạng sức khỏe và các bệnh lý kèm theo mà bác sĩ điều trị sẽ kê đơn thuốc huyết áp cho phù hợp. Mục đích sử dụng nhóm thuốc hạ áp nào đó chính là làm sao để duy trì chỉ số huyết áp ổn định và giảm tối đa các tác dụng phụ không mong muốn.
Hiện nay có 4 loại thuốc hạ áp thường được kê đơn sử dụng nhất đó là:
Thuốc hạ áp lợi tiểu Thiazide
- Tác dụng: Hạ áp, giảm khối lượng tuần hoàn.
- Một số thuốc thường sử dụng là: Hydrochloro thiazide, indapamide,…
- Các tác dụng phụ không mong muốn: Giảm kali huyết, tăng acid uric máu, tăng cholesterol, triglyceride, kháng insulin,…
- Nhóm thuốc này có ưu điểm là giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch khác, giảm tỷ lệ tử vong. Thuốc thường được dùng phối hợp với các nhóm hạ áp khác.
Thuốc chẹn beta giao cảm
- Tác dụng: Chẹn thần kinh giao cảm, hạ áp.
- Một số thuốc thường sử dụng: Atenolol, propranolol,…
- Các tác dụng phụ không mong muốn: Gây suy nhược và mỏi cơ, tim đập chậm, rối loạn tiêu hóa, đau đầu, lạnh chi, liệt dương, làm tăng LDL-cholesterol và triglycerid… Không những vậy thuốc còn làm che dấu triệu chứng hạ đường huyết.
- Ưu điểm: Giảm tỷ lệ tai biến mạch máu não và nhồi máu cơ tim. Chỉ định tốt cho các trường hợp bệnh nhân bị đau thắt ngực, sau nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp tim nhanh và suy tim.
Thuốc chẹn kênh Calci
- Tác dụng: Hạ áp rất tốt
- Một số thuốc thường sử dụng: Nifedipin, amlodipin, verapamil,…
- Các tác dụng phụ không mong muốn: au đầu, đỏ bừng mặt hay đánh trống ngực, có thể gây phù chân. Cẩn trọng dùng cho phụ nữ có thai.
- Ưu điểm: Được chỉ định rộng rãi cho nhiều bệnh nhân tăng huyết áp do có ít tác dụng phụ. Có thể làm giảm từ 10-20% chỉ số huyết áp sau khi uống.
Thuốc ức chế men chuyển
- Tác dụng: Làm giãn mạch máu, giảm áp lực động mạch, giảm huyết áp.
- Một số thuốc thường sử dụng: Enalaprin, captopril,…
- Các tác dụng phụ không mong muốn:Thường gặp nhất là gây ho khan, vô cùng khó chịu cho người bệnh. Chống chỉ định dùng cho phụ nữ có thai vì có thể gây quái thai.
- Ưu điểm: Chỉ định cho các bệnh nhân có bệnh lý liên quan đến tim mạch. Có thể dùng đơn độc hoặc phối hợp với các nhóm hạ áp khác đều cho hiệu quả tốt.

>>>Xem thêm
- Cách giảm huyết áp khi mang thai
- Rối loạn nhịp tim có chữa được không
- Đau dây thần kinh liên sườn uống thuốc gì
Các phương pháp hỗ trợ hạ huyết áp cho người lớn tuổi
Sau khi sử dụng thuốc hạ áp thì chúng ta có thể kết hợp thêm một số phương pháp tại nhà dưới đây nhằm tăng cường hiệu quả:
Ngâm chân nước nóng
Dưới lòng bàn chân có vô số các huyệt vị trong đó có nhiều huyệt có tác dụng tĩnh tâm, an thần, thư giãn nhằm tác dụng hạ áp rất tốt. Hướng dẫn thực hiện:
- Lấy nước nóng khoảng 40-50 độ.
- Người bệnh ngồi trên ghế một cách thoải mái, thả hai chân vào trong chậu đựng nước ấm. Ngâm chân trong đó khoảng 10-15 phút. Lưu ý không ngâm quá lâu để tránh bị khô da.
Phương pháp này rất tốt cho việc lưu thông máu, ổn định dòng chảy của máu để đem lại hiệu quả hạ áp. Nên ngâm chân hàng ngày trước khi đi ngủ để kiểm soát tốt huyết áp hơn và giúp ngủ ngon, thư giãn cơ thể tốt hơn.

Tập thở
Một trong những phương pháp hạ áp ở nhà được nhiều người biết đến đó là tập thở. Nếu bạn biết thở đúng cách và duy trì bài tập này hàng ngày thì sẽ mang lại kết quả vô cùng hài lòng.
Bài tập thở kiểu ong rít:
- Ngồi dưới sàn nhà trong tư thế thẳng lưng.
- Chạm ngón tay trỏ lên hai lỗ tai, ấn thật mạnh. Đồng thời hít thật sâu bằng mũi rồi thở mạnh ra. Ta sẽ nghe được tiếng giống như tiếng ong kêu.
- Mỗi ngày tập ít nhất 15 phút / lần bạn sẽ cảm thấy thư giãn, huyết áp ổn định.
Bài tập thở bằng mũi trái:
- Cũng bắt đầu với tư thế ngồi thẳng lưng.
- Tay trái đặt lên bụng. Dùng ngón tay cái của tay phải bịt mũi phải. Dùng mũi trái hít sâu rồi giữ vài giây.
- Sau đó từ từ thở ra.
- Bạn hít thở thật chậm và sâu bằng mũi trái trong khoảng 3-5 phút. Các mạch máu sẽ được thư giãn và hạ áp tốt.
Thói quen sống lành mạnh
Để có được huyết áp ổn định, duy trì chỉ số bình thường thì tốt nhất người lớn tuổi nên thực hiện lối sống lành mạnh, khoa học:
- Duy trì cân nặng hợp lý: Béo phì là yếu tố nguy cơ và cũng là yếu tố gây nặng hơn tình trạng tăng huyết áp. Bởi vậy phải kiểm soát cân nặng ở mức hợp lý.
- Ăn uống khoa học: Tăng cường bổ sung các thực phẩm có lợi như rau củ, trái cây, các loại cá… nhằm cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất. Hạn chế các thực phẩm có hại.
- Tập thể dục thể thao hàng ngày để có sức khỏe tốt, chống lại bệnh tật.
- Hạn chế hấp thu muối: Bệnh nhân tăng huyết áp nên hạn chế ăn muối.
- Ngủ đủ giấc: Đây là một thói quen tốt giúp người bệnh tăng cường sức khỏe.
- Thường xuyên kiểm tra huyết áp tại nhà. Khi chỉ số huyết áp cao hay lên xuống bất thường cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn điều trị tốt nhất.
Trên đây là cách hạ huyết áp cho người lớn tuổi được chúng tôi chia sẻ dựa theo những kiến thức khoa học nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất cho người bệnh. Cảm ơn quý bạn đọc đã theo dỡi bài viết.