Nếu bạn đang tìm lời giải cho câu hỏi rối loạn nhịp tim có chữa được không? Thì bạn nên dành thời gian đọc những thông tin được chia cụ thể ngay sau đây. Chắc chắn, bạn sẽ tìm được câu trả lời chi tiết và chính xác cho vấn đề này.
Mục lục:
Rối loạn nhịp tim là gì?
Nhịp tim chính là số lần đập của trái tim trong 1 phút. Chính các xung điện điều hòa chịu trách nhiệm điều khiển nhịp tim. Nhịp tim thông thường sẽ tăng lên khi hoạt động mạnh và giảm xuống khi cơ thể nghỉ ngơi. Ở người bình thường, nhịp tim dao động khoảng 60 – 100 nhịp/phút. Ở những người có sức khỏe tốt, nhịp tim sẽ đập số nhịp ít hơn, khoảng 40 nhịp/phút.
Nhịp tim rối loạn là tình trạng số lần, tốc độ tim đập có thể nhanh, chậm hoặc lỡ nhịp hơn. Nếu nhịp tim khi cơ thể nghỉ ngơi mà đập trên 100 lần/phút, thì là nhịp tim nhanh. Còn nhịp tim khi nghỉ ngơi mà dưới 60 lần/phút sẽ là nhịp tim chậm.
Do đó, rối loạn nhịp tim sẽ được chia ra thành các loại gồm rối loạn chức năng nút xoang, rối loạn phát xung, rối loạn nhịp nhĩ, rối loạn nhịp thất và rối loạn dẫn truyền. Trong trường hợp, nhịp tim không được giữ ổn định trong thời gian dài sẽ gây áp lực cho tim, làm tim yếu dần đi và bị tổn thương. Chính vì vậy, để đảm bảo chức năng và sức khỏe cho trái tim, người bệnh cần áp dụng các biện pháp chăm sóc, can thiệp.

Bệnh rối loạn nhịp tim có chữa được không?
Câu trả lời là tùy thuộc vào loại rối loạn nhịp tim đang mắc phải. Có những loại rối loạn nhịp tim có thể cải thiện được, nhưng cũng có một số loại bạn sẽ phải sống cả đời cùng với bệnh. Vậy cụ thể nhịp tim rối loạn nào có thể chữa được và không thể chữa được?
Các dạng nhịp tim rối loạn chữa được
Với những dạng chữa được, thì đa phần nguyên nhân gây bệnh đều là do khách quan. Nếu người bệnh giảm thiểu hoặc loại bỏ được các tác nhân khách quan, thì tình trạng nhịp tim bị rối loạn sẽ cải thiện được.
Thông thường các tác nhân bên ngoài khiến nhịp tim tăng lên hoặc giảm đi có thể kể đến như:
- Thiếu máu
- Sốt
- Bệnh cường giáp
- Bệnh phổi tắc nghẽn
- Rối loạn điện giải
- Mất nước
- Sử dụng chất kích thích
- Tác dụng phụ của một số sản phẩm điều trị bệnh

Các dạng rối loạn nhịp tim không chữa được
Với những rối loạn được tạo nên từ chính những tổn thương của tim, hệ thống mạch máu, cấu trúc tim, hệ thống điện tim, thì nhịp tim khó có thể ổn định và trở về trạng thái bình thường được.
Với những người bị suy tim, bệnh mạch vành, hội chứng Brugada,…thì nhịp tim sẽ luôn trong tình trạng bất ổn định. Lúc này, người bệnh sẽ phải thực hiện các biện pháp để kiểm soát nhịp tim và hạn chế tối đa những tổn thương cho tim.
Thuốc điều trị rối loạn nhịp tim
Rối loạn nhịp tim có chữa được không câu trả lời đã rất rõ ràng. Những người bị rối loạn nhịp tim bệnh lý cần được điều trị. Thuốc được chỉ định sẽ phụ thuộc vào bệnh tình của từng người là nhịp tim nhanh, nhịp tim chậm hay rối loạn nhịp tim. Cùng với đó là giúp phòng ngừa các biến chứng tim mạch có thể xảy ra với họ. Thuốc điều trị có thể ở dạng tiêm tĩnh mạch (nhằm tác dụng nhanh tức thời trong trường hợp cấp cứu) hoặc dạng uống duy trì đều đặn hàng ngày (với trường hợp điều trị thông thường). Các loại thuốc kiểm soát nhịp tim và khôi phục tim mạch bình thường được kê cho hầu hết những người bệnh bị rối loạn nhịp tim.
Cơ chế điều trị của các nhóm thuốc này là:
- Làm tăng hay giảm tốc độ dẫn truyền của các xung điện tại tim.
- Kéo dài thời gian trơ và tăng thời gian phục hồi cho cơ tim.
- Ngăn chặn các hoạt động bất thường của tim.
Một số nhóm thuốc thường được bác sĩ kê đơn cho bệnh nhân mắc bệnh lý này gồm có:
Nhóm thuốc chẹn kênh Natri (giúp ổn định màng tế bào)
- Các loại thuốc được sử dụng phổ biến gồm có: Quinidin, Procainamid, Lidocain, Encainid,…
- Tác dụng: Thuốc chẹn kênh Natri này sẽ tác động trực tiếp và mạnh mẽ lên hầu hết các tế bào cơ tim giúp tăng thời gian trơ và gián tiếp thay đổi điều hòa tự động của tim.
- Chỉ định: Dùng điều trị ngắn hoặc lâu dài với các trường hợp loạn nhịp nhĩ, thất.
Nhóm thuốc chẹn Beta giao cảm
- Các loại thuốc được sử dụng phổ biến gồm có: Metoprolol, Bisoprolol, Atenolol,…
- Tác dụng: Giúp giảm tính tự động, tính kích thích và chịu kích thích. Giảm tốc độ dẫn truyền và lực co bóp của cơ tim. Ngoài ra còn ức chế co bóp cơ tim.
- Chỉ định: Điều trị tốt nhịp xoang nhanh, nhịp nhanh trên thất (gồm cả nhịp xoang nhanh và nhịp nhanh vào lại tại nút nhĩ thất), nhịp nhanh thất, rung nhĩ, cuồng thất, rung thất.
- Chống chỉ định trên những người bị viêm phế quản, hen, COPD, suy tim đang tiến triển.
Nhóm thuốc chẹn kênh Calci
- Các loại thuốc được sử dụng phổ biến gồm có: Verapamil, Diltiazem,…
- Tác dụng: Giảm dẫn truyền xung điện tim qua nút nhĩ thất và giãn mạch máu.
- Chỉ định cho các trường hợp nhịp nhanh trên thất, rung nhĩ và cuồng nhĩ nhanh.
Nhóm thuốc chẹn kênh Kali
- Các loại thuốc được sử dụng phổ biến gồm có: Amiodarone, Bretylium, Sotalol,…
- Tác dụng: Chống rối loạn nhịp tim thông qua kéo dài thời gian của điện thế hoạt động tế bào, kéo dài thời gian trơ. Từ đó giúp giảm kích thích tế bào và làm giảm tính tự động của nút xoang. Nhóm thuốc này có tác dụng tốt trong điều trị rối loạn nhịp tim nhưng ít được các bác sĩ chỉ định bởi có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn, thậm chí khiến cho bệnh trở nặng nếu uống sai cách.
- Chỉ định: Nhịp nhanh trên thất, nhịp nhanh thất.
- Chống chỉ định: Bệnh nhân bị xoắn đỉnh.

>>>Xem thêm
Huyết áp người già bao nhiêu là bình thường
Các biện pháp cải thiện bệnh rối loạn nhịp tim khác
Để giúp nhịp tim ổn định và phòng tránh sự suy giảm chức năng của tim,chế độ ăn uống và sinh hoạt đóng một vai trò rất quan trọng. Vì vậy, bạn cần xây dựng một lối sống lành mạnh để cải thiện nhịp tim.
Bạn có thể tham khảo một số biện pháp duy trì sự ổn định của nhịp tim sau:
Ngủ đủ giấc: Giấc ngủ đúng giờ và đủ giờ sẽ giúp cơ thể được nghỉ ngơi, tái tạo năng lượng. Bạn nên điều chỉnh và duy trì cho bản thân một giấc ngủ phù hợp. Tránh tình trạng thức khuya dậy trễ, bởi điều này sẽ khiến cho tình trạng rối loạn nhịp tim trở nên nghiêm trọng hơn.
Duy trì tập thể dục mỗi ngày: Bạn không cần phải thực hiện các bài tập thể dục nặng. Bạn chỉ duy trì các bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với sức khỏe để thực hiện mỗi ngày như đạp xe, đi bộ, yoga, ngồi thiền,… Bạn nên duy trì thực hiện đều đặn 30 phút mỗi ngày để điều hòa nhịp tim.

Ăn uống khoa học: Đảm bảo cung cấp cho cơ thể một chế độ ăn nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ. Nhưng thực phẩm này sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết và đảm bảo không gây áp lực cho các cơ quan, nhất là tim và hệ thống mạch máu.
Hạn chế những thói quen xấu: Những thói quen không tốt cho sức khỏe và tim như làm việc nặng, sử dụng các đồ uống có ga, đồ uống chứa chất kích thích, rượu bia, hút thuốc lá,… Bạn cần hạn chế tuyệt đối để tránh làm ảnh hưởng đến nhịp tim, khiến nhịp tim tăng lên quá cao.
Ngoài ra, bạn cũng nên duy trì đi khám sức khỏe, kiểm tra nhịp tim định kỳ để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra khi nhịp tim tăng quá nhanh. Bên cạnh đó, với những trường hợp mắc các vấn đề về tim thì cần áp dụng thêm các biện pháp điều trị được chỉ định theo hướng dẫn của bác sĩ. Người bệnh có thể sử dụng các biện pháp Tây y, Đông y, sốc điện, cấy ghép máy tạo nhịp tim, cấy máy khử rung tim hoặc sử dụng các loại thực phẩm chức năng.
Như vậy vấn đề rối loạn nhịp tim có chữa được không thì còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây rối loạn nhịp tim mà bản thân bạn đang gặp phải. Nhưng dù là nguyên nhân nào đi chăng nữa, bạn cũng cần điều chỉnh thói quen ăn uống và sinh hoạt để đảm bảo có được một trái tim khỏe mạnh nhất.